Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Chỉ cần đặt câu hỏi, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn cụ thể cho bạn

Chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm quân đội GS.TS Nguyễn Văn Mùi tư vấn cách điều trị viêm gan B hiệu quả nhất

     

 

thay-giao-giao-su-nguyen-van-mui

Giáo sư, Tiến sỹ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Mùi    

  • Chuyên gia đầu ngành Truyền nhiễm Quân đội
  • Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân Y 103 kiêm chủ nhiệm Bộ môn Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 103
  • Chủ tịch Hội đồng viết phác đồ điều trị viêm gan virus áp dụng thực hiện trên toàn quốc
  • Tiến sỹ Y khoa Đại học Odessa – Ucraina
  • Ông đã đóng góp cho nền y học nước nhà những thành tựu ý nghĩa giúp điều trị khỏi bệnh cho hàng nghìn bệnh nhân gan mật.
  • Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công điều trị viêm gan virus bằng các hoạt chất từ cây Cà gai leo và hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị khác.


 
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng như suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan đe doạ đến tính mạng người mắc. Vì thế, những băn khoăn như viêm gan virus B khi nào cần điều trị, khi nào dừng điều trị, người lành mang bệnh có phải điều trị không, điều trị thế nào đạt hiệu quả cao nhất... hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bệnh nhân.


Để giải đáp các băn khoăn trên, chúng tôi xin đăng tải bài viết của GS.TS. TTND Nguyễn Văn Mùi, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu bệnh lý viêm gan virus và đã trực tiếp điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và quan trọng nhất giúp việc điều trị bệnh viêm gan B đạt kết quả cao, góp phần giải toả nỗi lo cho người bệnh.


I. Viêm gan virus B và những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe.


Viêm gan virus B (HBV) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ảnh hưởng đến hơn 350 triệu người trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, theo thông tin của Bộ Y tế, đã có tới 10-20% (khoảng 10-16 triệu) dân số bị nhiễm, trong đó, người lành mang mầm bệnh chiếm tỉ lệ lớn.


Người ta gọi viêm gan virus B là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh có thể âm thầm tấn công gan liên tục trong trong thời gian dài mà không có triệu chứng rõ ràng, làm gan suy yếu, xơ hóa, hình thành các tổ chức tế bào ác tính. Cuối cùng là xơ gan mất bù hoặc ung thư gan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Khi đã bị xơ gan giai đoạn cuối, ung thư gan thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ dưới 5% và trung bình mỗi năm có khoảng 350.000 người tử vong do căn bệnh này gây ra. 


Viêm gan virus B nguy hiểm ở chỗ cứ 12 người mang virus viêm gan thì chỉ có 1 người biết mình mắc bệnh. Khác với người bệnh viêm gan virus B mạn tính thể hoạt động phải điều trị tích cực theo phác đồ điều trị bằng thuốc, người lành mang virus viêm gan B thường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm men gan bình thường, siêu âm gan không có hoại tử hoặc hoại tử nhẹ. Đối tượng này không có chỉ định điều trị từ bác sỹ. Tuy vậy, người lành mang mầm bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ sau:

 

  • Bị đột biến gen do virus HBV tác động, dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
  • Virus bùng phát và chuyển sang thể hoạt động khi cơ thể suy yếu, mất sức đề kháng. 


Việc virus gây viêm gan có gây nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe nền tảng, hệ miễn dịch cũng như thái độ của người bệnh. Vì thế, chúng ta không nên xem thường viêm gan B thể lành tính, không để sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu để virus bùng phát.

>> GS.TS Nguyễn Văn Mùi chia sẻ về các thể bệnh viêm gan virus B và triệu chứng của từng thể:

Xem thêm:

II. Phương pháp điều trị viêm gan virus B theo từng thể bệnh


Viêm gan B tới nay vẫn là bài toán khó với ngành y học bởi dù y học đã phát triển, nhiều căn bệnh hiểm nghèo đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn thì viêm gan virus B mới chỉ có thuốc ức chế virus, giúp virus không nhân lên, không gây biến chứng chứ chưa có phương pháp điều trị triệt để.

 
Do vậy, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị chính thống của Bộ Y tế dưới đây để ngăn chặn sự phát triển bệnh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng xơ gan, ung thư gan:


1. Điều trị viêm gan B cấp tính: Chủ yếu là điều trị hỗ trợ:


- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
- Nếu cần thiết xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan theo chỉ định của bác sĩ.
- Riêng đối với người bệnh ở thể viêm gan tối cấp: Cần được điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus đường uống.


2. Điều trị viêm gan B mạn tính thể hoạt động: 


- Chỉ định điều trị khi: 


•    Chỉ số ALT tăng trên 2 lần bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan phát triển hoặc xơ gan bất kể chỉ số ALT ở mức nào.
•    Số lượng virus HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg dương tính (+) hoặc HBV- DNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HbeAg âm tính (-).
- Thuốc điều trị:
•    Thuốc Tenofovir (300mg/ngày) hoặc thuốc entecavir (0,5 mg/ngày) là lựa chọn hàng đầu vì tỷ lệ kháng thuốc thấp.
•    Thuốc Lamivudine (100mg/ngày) sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hay phụ nữ mang thai.
•    Thuốc Adefovir dùng phối hợp với thuốc lamivudine khi có kháng thuốc.
•    Thuốc tiêm Peg–IFNα, IFNα (Peg-IFNα-2a liều 180mcg/tuần và thuốc Peg-IFNα-2b liều 1,5mcg/kg/tuần; IFNα liều 5 triệu IU/ngày hoặc 10 triệu IU/lần -3 lần/tuần, là thuốc tiêm dưới da từ 6-12 tháng.


- Xem xét ngừng uống thuốc ức chế sao chép virus HBV khi: 


•    Trường hợp HbeAg (+): sau khoảng 6-12 tháng có thay đổi huyết thanh HBeAg và HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện.
•    Trường hợp HBeAg (-): chỉ số HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện khi 3 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 6 tháng.
Cần chú ý: Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc để khắc phục kịp thời và theo dõi tái phát sau khi ngừng thuốc để điều trị lại.


- Điều trị phụ trợ: 


Mặc dù phác đồ chuẩn điều trị bằng thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus trong máu, nhanh chóng ức chế sự phá huỷ tế bào gan của virus nhưng người bệnh cần lưu ý là các thuốc này không giúp tái tạo tế bào gan, không làm tăng miễn dịch cơ thể. Do đó, người bệnh nên kết hợp với các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan, làm tăng sinh tế bào gan mới và tăng miễn dịch cơ thể. Đồng thời, cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thật tốt để giúp tế bào gan hồi phục.


Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm từ thảo dược hiện nay được nghiên cứu và chứng minh tác dụng kìm hãm virus viêm gan, ngừa xơ gan tiến triển và làm tăng miễn dịch như sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh.


Được biết, sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính thể hoạt động tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho kết quả khả quan. 100% bệnh nhân hết các triệu chứng như vàng da, đau tức hạ sườn, mệt mỏi, hạ men gan sau 2 tháng sử dụng, 66% giảm nồng độ virus trong máu, có trường hợp âm tính với virus.


Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trung tâm Dược lý lâm sàng Quốc gia cũng cho thấy, sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh được chứng minh có tác dụng kích thích tăng đáp ứng miễn dịch. Điều này rất hữu ích với bệnh nhân viêm gan virus B, kể cả trường hợp mạn tính thể hoạt động và mạn tính lành tính.

>> GS.TS Nguyễn Văn Mùi chia sẻ về thảo dược trị bệnh gan hiệu quả nhất:


3. Điều trị người lành mang virus viêm gan B:


Người lành mang virus viêm gan thuộc đối tượng không có chỉ định điều trị. Nguyên do là các thuốc kháng virus chỉ có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên của virus, trong khi ở người lành mang mầm bệnh thì virus lại không sinh sản, nên thuốc không có tác dụng. Tuy vậy, những trường hợp này vẫn có thể đối mặt với nguy cơ xơ gan, ung thư gan và chuyển thành viêm gan thể hoạt động bất cứ lúc nào.

 
Do vậy, điều quan trọng nhất với đối tượng này là phải duy trì sức đề kháng đủ mạnh, nâng cao sức khỏe toàn diện để không cho virus tái hoạt động, bảo vệ tế bào gan. Các thảo dược rất tốt cho gan như Ráy gai, Cà gai leo, Actiso, Nhân trần... nên sử dụng thường xuyên.


Nếu có điều kiện nên dùng 4-6 viên Giải độc gan Tuệ Linh hàng ngày và dùng liên tục trong thời gian dài. Vì hiện tại, đây là sản phẩm được chứng minh có tác dụng kích thích miễn dịch cơ thể, kìm hãm virus, đồng thời giúp bảo vệ tế bào gan. 


Đề tài "Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch nội sinh của viên Giải độc gan Tuệ Linh" của PGS.TS Nguyễn Trọng Thông (Nguyên trưởng bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội) thực hiện tại Trung tâm Dược lý lâm sàng Quốc gia có tác dụng kích thích miễn dịch nội sinh, tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể: tăng nồng độ IgG máu ngoại vi, tăng đáp ứng miễn dịch tế bào và tăng nồng độ IL-2. Điều này rất cần thiết cho những người lành mang virus viêm gan B nhằm kìm hãm virus và làm khoẻ tế bào gan.

>> GS.TS Nguyễn Văn Mùi tư vấn virus viêm gan B về dưới ngưỡng phát hiện, có cần điều trị nữa không:


4. Lưu ý chung trong điều trị viêm gan virus B:


Ngoài phương pháp điều trị virus B ở trên, người bệnh cũng cần chú ý tăng cường sức khỏe toàn diện bằng chế độ sinh hoạt khoa học:


•    Kiêng hoàn toàn bia rượu, thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc chuyển hóa tại gan
•    Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều hóa chất bảo quản. 
•    Tích cực ăn rau quả xanh, nhiều vitam C, E. 
•    Tập thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe.


Nhìn chung, viêm gan virus B là căn bệnh khó trị. Việc nhận thức sớm về bệnh, có ý thức điều trị kịp thời, đúng cách là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các hệ lụy xấu, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cả cộng đồng.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh viêm gan virus và xơ gan xin vui lòng liên hệ số tổng đài (miễn cước) 1800 1190

By Posted Monday 25th of February 2019
Ý kiến của bạn
Bình luận về bài viết
Ý kiến của bạn